8.2. Sự tập trung, trí nhớ và Kỹ thuật Pomodoro

Các kiến thức và kinh nghiệm của phần học này được tổng hợp lại từ khóa học "Learning how to learn - làm thế nào để học tập hiệu quả" của Coursera, hoàn toàn miễn phí, có tiếng Việt và đã có hơn 3 triệu người theo học, là một trong những khóa học có nhiều người học nhất trên nền tảng Coursera. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về các nội dung ở dưới đây, đừng bỏ qua khóa học này.

1. Trạng thái tập trung và trạng thái phân tán của não bộ

Khi học tập, não bộ của chúng ta thường ở 2 trạng thái chính:

  • Trạng thái tập trung: Khi não bộ tập trung cao độ, được sử dụng cho việc học và ghi nhớ.

  • Trạng thái phân tán: Suy nghĩ khi não bộ ở trạng thái thoải mái hơn (bán thư giãn), được sử dụng cho việc thiết kế, sáng tạo và những ý tưởng mới.

=> Khi muốn học tập và ghi nhớ kiến thức, thông thường chúng ta sẽ cố gắng đưa não bộ vào trạng thái tập trung nhiều hơn.

2. Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn

Trí nhớ dài hạn

  • Như là một kho lưu giữ thông tin rộng mênh mông và có chỗ cho cả tỉ thứ.

  • Được phân bố trên nhiều phần khác nhau của bộ não.

Trí nhớ ngắn hạn

  • Ở người bình thường, trí nhớ ngắn hạn có thể chứa một lúc 4-7 thứ thông tin.

  • Phần trí nhớ bạn sử dụng để xử lý thông tin tạm thời ở trong đầu.

  • Tập trung ở phần vỏ não trước trán, có liên kết đến các phần khác của não để sử dụng đến dữ liệu trong trí nhớ dài hại khi cần thiết.

Quá trình ghi nhớ trong học tập chính là đưa các phần kiến thức từ trí nhớ ngắn hạn vào trí nhớ dài hạn của chúng ta. Để có thể ghi nhớ hiệu quả:

  • Không nên học vẹt mà nên học kĩ và tìm hiểu sâu về kiến thức cần ghi nhớ.

  • Liên tưởng và tưởng tượng: Hình ảnh, mùi vị, âm thanh,… đến kiến thức cần ghi nhớ.

  • Biến kiến thức/ ý tưởng thành những điều dễ nhớ và có thể nhớ được.

  • Nên sử dụng note để ghi chú lại những phần quan trọng.

  • Thực hành và luyện tập từng chút một: Practice makes permemanent with a little every day.

  • Nhắc lại và luyện tập cách quãng hàng ngày (không nhồi nhét): Giống như việc chúng ta xây tường gạch cần phải đợi cho vữa khô mới củng cố và hình thành được liên kết.

Một chú ý quan trọng nữa là đối với các tác vụ hàng ngày, chúng ta nên sử dụng daily to-do list để không phải chứa chúng trong trí nhớ ngắn hạn. Khi đó, ta có thể sử dụng các vùng trí nhớ ngắn hạn nhiều hơn cho các tác vụ học tập khác.

3. Giới thiệu về Pomodoro

Kỹ thuật Pomodoro là một trong kỹ thuật để chiến đấu sự trì hoãn và duy trì tập trung năng suất trong suốt cả ngày. Sử dụng kỹ thuật này cho mọi công việc bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt về tính hiệu quả, hiệu suất công việc tăng lên gấp nhiều lần.

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu qua lịch sử của phương pháp này. Kỹ thuật Pomodoro đã được Francessco Cirillo phát hiện vào khoảng đầu những năm 70 như một cách để giúp bản thân học tập tốt hơn. Francessco Cirillo sau đó đã hoàn thiện kỹ thuật này và truyền bá cho mọi người. Bản chất của phương pháp này chính là tạo ra những hộp thời gian và nguyên lý của nó cực kì đơn giản: Chia nhỏ công việc dài thành những khoảng thời gian nhỏ. Và khi hoàn thành cái khoảng nhỏ cũng đủ để khiến não bộ kích thích và có thêm năng lượng để chiến đấu nốt khoảng tiếp theo.

Phương pháp pomodoro dành cho tất cả mọi người, một điều đặc biệt là phương pháp này rất hiệu quả khi áp dụng với những công việc cần sự tập trung cao độ và kiên trì như học tập hay ngồi viết lách.

4. Chi tiết về phương pháp pomodoro

Mời các bạn tìm hiểu chi tiết về phương pháp pomodoro thông qua video dưới đây:

5. Một số lưu ý khi sử dụng Pomodoro

Một chu kỳ thời gian học tập và nghỉ ngơi không nhất thiết là 25 và 5 phút. Bạn có thể gia tăng quãng thời gian học tập lên nếu đã làm quen tốt với phương pháp này. Để bắt đầu sử dụng kỹ thuật Pomodoro, 25 phút tập trung và 5 phút nghỉ là một quãng thời gian phù hợp.

Nếu chưa quen với việc tập trung, hãy tắt hết/rời xa các thiết bị/hoạt động khiến bạn bị ngắt quãng việc học tập (facebook, smartphone, email, các hoạt động giải trí khác, ...)

Trong quãng thời gian nghỉ ngơi, chúng ta nên đứng dậy đi lại một chút để cho mắt thư giãn và bảo vệ cột sống.

Last updated