8.3. Sự trì hoãn và giấc ngủ

Các kiến thức và kinh nghiệm của phần học này được tổng hợp lại từ khóa học "Learning how to learn - làm thế nào để học tập hiệu quả" của Coursera, hoàn toàn miễn phí, có tiếng Việt và đã có hơn 3 triệu người theo học, là một trong những khóa học có nhiều người học nhất trên nền tảng Coursera. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về các nội dung ở dưới đây, đừng bỏ qua khóa học này.

1. Sự trì hoãn là gì?

Đây là một vấn đề lớn mà mọi người hay gặp phải khi bắt đầu học/làm một vấn đề/khía cạnh mà họ thực sự không thích. Khi bạn bắt đầu làm một việc gì đó mà bản thân thực sự không thích/không có hứng thú để làm, não của bạn sẽ có những cảm giác khó chịu và đau đớn. Vì vậy, chúng ta thường có xu hướng tạm dừng vấn đề cần giải quyết lại và hướng sự chú ý tới những việc khác vui vẻ hơn (lướt web, facebook,vv…).

=> Sự thật rằng chỉ sau một thời gian ngắn khi chúng ta bắt đầu làm những việc không thực sự gây hứng thú, cảm giác khó chịu ở não này sẽ biến mất.

2. Nguyên nhân gây ra sự trì hoãn

Dấu hiệu gây nên sự trì hoãn (cảm giác buồn ngủ và trì trệ sau bữa cơm tối, nhận được tin nhắn của bạn bè, khởi động máy tính và trình duyệt web tự động bật lên…) thường dựa trên 4 yếu tố: Vị trí, thời gian, cảm xúc của bạn và các phản ứng.

Ví dụ:

  • Ăn cơm xong nhất định phải cầm vào ngay điện thoại để đọc tin tức, sau đó đọc hết cái này đến cái khác và trì hoãn các công việc khác: Vị trí: Ghế salon. Thời gian: Sau bữa cơm. Cảm xúc: Hơi no bụng và buồn ngủ 1 chút (do tiêu thụ nhiều carb tại 1 thời điểm). Phản ứng: Đọc không để ý thời gian cho đến khi nào bị giục làm việc khác.

  • Ngồi vào máy tính phải lướt facebook 1 lượt đọc tin nhắn của bạn bè và new feed. Vị trí: Trước laptop. Thời gian: Ngay sau khi bật laptop, trình duyệt tự động bật lên và phải vào fb ngay. Cảm xúc: Tò mò, muốn kiểm tra thông tin của bạn bè. Phản ứng: Cứ sau một quãng thời gian ngắn lại vào check facebook.

Sự trì hoãn thường bắt đầu sau khi não chúng ta tiếp nhận các dấu hiệu như một thói quen. Sự trì hoãn luôn luôn đem lại cho chúng ta một sự hài lòng tức thời tại thời điểm đó (nghỉ ngơi lướt web làm vài trận game thường dễ đem lại cảm giác thỏa mãn hơn là ngồi vào bàn học).

Tại sao chúng dễ dàng chấp nhận sự trì hoãn?

  • Ảo tưởng sức mạnh: Ngày mai rồi mình sẽ học nhưng chưa biết ngày mai là ngày nào.

  • Nhắm mắt đưa chân: Bây giờ mình có học cũng không kịp (kiểu gì cũng không qua được rồi), thôi tiếp tục chơi đã rồi tính sau.

3. Loại bỏ sự trì hoãn

Loại bỏ các yếu tố gây ra sự trì hoãn (một trong 4 yếu tố ở trên hoặc cả 4): Tắt điện thoại, rời xa internet một cách chủ động, để xa tầm mắt những thứ có thể làm bạn mất tập trung.

Có thời gian biểu và cố gắng tuân theo thời gian biểu một cách nghiêm túc. Các thói quen tốt cũng được kích hoạt bởi 4 yếu tố ở trên. Sau khi thực hiện được 1 thói quen tốt, hãy thưởng cho bạn những phần thưởng nho nhỏ - khích lệ bản thân tiếp tục duy trì thói quan.

Đối với các nhiệm vụ khó khăn, chú tâm vào từng quá trình hơn là chỉ nhìn vào kết quả, việc này sẽ giúp bạn đỡ nản hơn.

Khi phải học tập và làm việc với những chủ đề nhàm chán, để tránh bị sao nhãng và tăng sự tập trung chúng ta có thể đặt những câu hỏi cho các mentor.

4. Tầm quan trọng của giấc ngủ trong việc học tập

Trong quá trình ngủ, não của chúng ta sẽ loại bỏ những thông tin dư thừa và giúp cho các liên kết noron để hình thành nên trí nhớ được vững chắc hơn. Trạng thái phân toán của não có thể được kích hoạt trong những giấc ngủ ngắn và những giấc mơ.

Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động bình thường của não bộ và cả sức khỏe. Vì vậy, chúng ta nên ngủ đủ 7-9 giờ/ngày.

Last updated